1. Tử vi tổng luận
Như chúng ta đã biết, sao Tử Vi là chủ tinh của Bắc Đẩu, thuộc âm thổ. Trong Đẩu Số, sao Tử Vi có địa vị chí tôn chí quý, cho nên cổ nhân ví với "đế tọa", tức là ví Tử Vi là vua của một nước. Vua của một nước tuy tôn quý, nhưng không phải việc gì cũng nhất định sẽ như ý. Vì vậy muốn luận đoán tính chất của Tử Vi trong mệnh bàn, cần phải căn cứ vào sự hội hợp hoặc đồng độ của các sao mà định.
Xem tử vi 12 cung hoang dao.
Tử Vi không nên làm "cô quân", vì vậy rất ưa "bách quan triều củng . Cái gọi là "bách quan", cũng chia thành hai hệ, một hệ là chính diệu, một hệ là phụ, tá, và tạp diệu.
Chính diệu triều củng Tử Vi cần phải là Thiên Phủ, Thiên Tướng mới hợp cách. Thiên Phủ là "kho tiền", Thiên Tướng là "quan ân". Quân vương mà không có kho tiền thì không thể lập quôc, không có quan ấn thì không thể ban hành mệnh lệnh.
Dù được "Phủ Tướng triều viên" vẫn cần phải nghiên cứu tính chất của Thiên Phủ và Thiên Tướng trong tinh bàn.
Khi "triều củng" Tử Vi, Thiên Phủ rât ưa gặp sao lộc, trong đó trường hợp gặp Vũ Khúc Hóa Lộc là thượng cách, trường hợp gặp Liêm Trinh Hóa Lộc là kế đó, trường hợp gặp Lộc Tổn là sau cùng. Được sao lộc thì kho tiền đầy. Không nên đồng độ với Địa Không, Thiên Không, cũng không ưa Chính Tiệt Không và Chính Tuần Không. Thiên Phủ có "sao không" đồng cung là "kho trống", dù hội hợp với Tử Vi cũng không có tác dụng.
Thiên Tướng "triều củng" Tử Vi, rất ưa gặp "Tài ấm giáp ấn" (tức là Thiên Đồng Hóa Lộc, hoặc Cự Môn Hóa Lộc, cùng với Thiên Lương giáp Thiên Tướng); rất kị gặp "Hình kị giáp ấn" tức là Thiên Đổng Hóa Kị, hoặc Cự Môn Hóa Kị, cùng với Thiên Lương giáp Thiên Tướng); nếu Kình Dương và Đà La cùng giáp Thiên Tướng cũng có tính chất không lành.
Phụ diệu "triều củng" Tử Vi, rất ưa Tả Phụ và Hữu Bật cùng giáp cung; tình huống này chỉ thấy ở hai cung Sửu hoặc Mùi, được giáp là ' Tử Vi, Phá Quân". Có thể cải thiện những hiểm trở sẽ gặp phải của hai sao "Tử Vi, Phá Quân". Nếu gặp Tả Phụ, Hữu Bật hội
Tìm hiểu tư vi tuoi ti.
Tìm hiểu tư vi tuoi ti.
Có thể gọi là tạp diệu "triều củng", ví dụ như sau:
- Tam Thai Bát Tọa có thể làm tăng địa vị của người đó, bời vì hai tạp diệu này là tùy tùng.
- Ân Quạng Thiên Quý có thể làm tăng danh dự cúa người đó. bời vì hai tạp diệu này chủ về vinh dự. ơ
- Đài Phụ Phong Cáo có thể làm tăng danh giá của người đó, bởi vì hai tạp diệu này chủ vê ân huệ vinh dự
- Long Trì, Phượng Các có thể làm tăng sự linh hoạt khéo léo của người đó, bởi vì hai tạp diệu này chủ về tài nghệ
- Thiên Phúc, Thiên Thọ, có thể làm tăng sự thông đạt của người đó, bởi vì hai tạp diệu này chủ về phúc thọ
Còn Hóa Lộc, Hóa Quyển, Hóa Khoa thì không gọi là "triều củng", mà chỉ có tác dụng ở phương diện cải thiện vận thế
Tử Vi nhập miếu không có "bách quan triều củng" thì còn khá, nếu lạc hãm mà còn không có "bách quan triểu củng" là "tại dã cô quân". Tính chất của nó, lại có thế chia ra hai loại là: "sao không" và không gặp "sao không".
Gặp "sao không" chủ vể người này tuy có thành kiến rất nặng, nhưng tư tường siêu thoát. Cho nên nếu gặp thêm Hoa Cái Thiên Hình, thì có khuynh hướng nghiên cứu triết lí hoặc tôn giáo. Càng nên gặp hai sao Thiên Đức Bác Sĩ; nếu đồng thời tọa Văn Xương hoặc Văn Khúc, thì chủ về lỗi lạc bất phàm
Không gặp "sao không", người này có thể xử sự không uyển chuyển, không ra lệnh được, nhưng không chịu cúi đầu trước người khác, vì vậy mà tạo thành khó khăn cho bản thân.
"Tại dã cô quân" không nên gặp các sao sát, kị. Gặp sao không mà gặp thêm các sao sát, kị, chủ về người này không nhờ được người thân, thời xưa là mệnh số làm tăng nhân, đạo sĩ. Không gặp sao không mà gặp các sao sát, kị, thì cuộc đời nhiều thị phi phiền toái. Trong vận hạn mà gặp nó, cũng chủ về kiện tụng hoặc phẫụ thuật.
Tình hình thường gặp nhất là Tử Vi tọa mệnh mà các sao cát và sao hung cùng tụ tập ở tam phương tứ chính. Lúc luận đoán cần phải biết tường tận tính chất cá biệt của từng sao, không được bỏ sót.
Ví dụ như "Tử Vi, Phá Quân" tọa mệnh ở cung Sửu, được Tả Phụ, Hữu Bật cùng giáp cung, nhưng ờ cung Dậu gặp Kình Dương, cung Mùi gặp Đà La. Tinh hệ có kết cấu dạng này, chủ về nhờ Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung mà có nhiều trợ lực, nhưng không tránh được sẽ bị tranh chấp bất ngờ về phương diện sự nghiệp, và lúc trẻ dễ bị bâ't lợi, ví dụ như phá tướng.
Nhưng trong những tình hình thông thường, khi cát tinh và sao hung tụ tập, gặp sao lộc chỉ lợi về kinh doanh làm ăn; gặp Văn Xương, Văn Khúc mà có các sao sát, kị hội hợp, thì có thể thành nhân tài chuyên nghiệp.
Trong các sát tính, Tử Vi chỉ sợ Kình Dương, Đà La, mà không sợ Hỏa Tinh, Linh Tinh. Nhưng cũng không ưa Kình Dương, Đà La và Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng thời hội hợp. Tứ sát tinh cùng chiếu, thì Tử Vi trở thành bạo chúa; người này quá nặng ưa ghét, thành kiến, hơn nữa tâm chí đê tiện, nhu nhược, nhưng độc đoán cao ngạo.
Nếu là Kình Dương và Đà La giáp cung, thì dễ chuốc oán; Hỏa Tinh và Linh Tinh giáp cung thì chỉ chủ về vất vả. Cả hai trường hợp đều chủ về việc gì cũng phải tự mình làm.
Tử Vi phân bố ở 12 cung, có thể chia thành 6 loại kết cấu như: "độc tọa", "Tư Vi, Phá Quân"Tử Vi, Thiên Phủ", "Tử Vi, Tham Lang", "Tử Vi Thiên Tướng", "Tử Vi Thất Sát"; đối cung cũng là Thất Sát, Phá Quân hay Tham Lang và Thiên Phủ; có thể thây Tử Vi có quan hệ râ't lón vói 4 các sao này.
Nói một cách đại khái, trong 12 tinh hệ Tử Vi thì các trường hợp như "Tử Vi, Phá Quân" ở hai cung Sửu hoặc Mùi, Tử Vi độc tọa ở cung Ngọ, "Tử Vi, Thất Sát" ở hai cung Tị hoặc Hợi là khá dễ trở thành cách cục tốt lành; và hơi ngại trường hợp "Tử Vi, Thiên Tướng" ở hai cung Thìn hoặc Tuất.
Trong vận hạn mà gặp Tử Vi tọa cung mệnh, cũng cần tham khảo các tính chất đã thuật ở trên, bởi vì cung mệnh của đại hạn và lưu niên, Tử Vi tuy không có tính cách cơ bản là độc đoán, nhưng cũng biểu thị sự phát huy tài lãnh đạo. Gặp cát tinh tụ tập, thường thường là vận trình một mình phụ trách công việc.
Xem boi tử vi tướng số 2016.
Xem boi tử vi tướng số 2016.
2. Tử Vi biệt luận
Cách cục Tử Vi tọa mệnh, cũng có tốt có xấu. Trong Đẩu Số, có thể nói Tử Vi là chủ tinh trong 14 chính diệu, bởi vì các sao trong hai tính hệ Bắc Đẩu và Nam Đẩu đều phải theo nó mà bày bố, do đó cổ nhân xem nó "đế tinh", tức là có ý vị của một lãnh đạo.
Nhìn từ góc độ tốt, người có Tử Vi tọa cung mệnh, về đại thể đều có thể phùng hung hóa cát, cục diện càng khốn khó, càng có thể phát huy tài năng một cách ung dung mà không rối loạn, đồng thời cũng khá có chủ kiến. Nhưng xét từ mặt xấu, thường thường sẽ biến thành cô độc và độc đoán, đồng thời còn là người có nhiều ngạo khí.
Cho nên gặp người có Tử Vi tọa mệnh, ngoại trừ xem "tam phương tứ chính" của cung mệnh, còn phải xem cung phúc đức, nếu tốt, thì mệnh tạo một đời được hưởng nhiều phúc khí. Ngoài ra, cần phải xem học vấn của mệnh tạo, nếu gặp Văn Xương, Văn Khúc, hoặc Hóa Khoa, thì nhờ có học, tuy hơi độc đoán nhưng thường thường cũng có thể đưa ra quyết định tốt. Nhưng phán đoán của người này, đương thời nhất định sẽ không làm cho người ta tin phục, mà còn khiến cho người ta thấy người này thành "thích cố chấp", bởi vì người này có cái nhìn xa, đi trước người khác nhiều bước. Đổng thời tính khí của người này nhất định cũng không dễ tùy thuận hòa đồng, không chịu phụ họa theo người khác, vì vậy càng dễ khiến người ta cho rằng họ có thiên kiến. Nếu đã từng biện luận kịch liệt, thì sau chuyện đó, dù người này có liệu việc đúng như thần, cũng chưa chắc người khác đã tâm phục. Đây là bi kịch trong mệnh vận của người có Tử Vi tọa mệnh. Giả dụ như cung sự nghiệp hoặc cung tài bạch hơi kém, thì địa vị xã hội không cao, còn khó khiến cho người ta phục tùng, kết quả phát triển thành nguy cơ có tính phẫn thế và ghét đời. Cổ nhân nói Tử Vi mà gặp các sao sát, sao không, làm tăng nhân hay làm đạo sĩ thì còn phải xem sâu thêm một bậc.
Nhưng Tử Vi nhập mệnh mà không gặp Văn Xương, Văn Khúc hoặc Hóa Khoa, thì chủ về có học hành mà không có thành tựu; nếu là người ít học thức, thường thường sẽ đưa ra những phán đoán sai lầm. Nhất là người có cung phúc đức xấu, sẽ biến thành bạo ngược một cách thô bỉ.
Cổ nhân nói Tử Vi ưa gặp lục cát tinh, tức Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, nguyên nhân phấn lớn là vì lí lẽ đã thuật ở trên. Gặp Văn Xương, Văn Khúc là có học hành; gặp Tả Phụ, Hữu Bật thì có trợ lực; gặp Thiên Khôi, Thiên Việt là có cơ hội, đều có thể nâng cao địa vị của người có Tử Vi tọa mệnh, ảnh hưởng rất lớn đô'i với vận trình một đời của mệnh tạo.
"Tử Vi và Thiên Phủ" đồng cung, không nhất định được hưởng nhiều phúc
Tử Vi và Thiên Phủ là hai chủ tinh, tinh hình cùng ở một cung chỉ có hai trường hợp, ờ cung Dần, hoặc ở cung Thân; và nhất định cung tài bạch sẽ gặp Vũ Khúc; cung sự nghiệp nhất định gặp Liêm Trinh và Thiên Tướng; đối cung tất nhiên phải là Thất Sát. Đây là phối hợp cố định của "tam phương tứ chính".
Theo lí, phối hợp này khá mạnh, có thể nói là một "chuyên gia nội các". Tử Vi và Thiên Phủ thủ mệnh, tài tinh Vũ Khúc thủ cung tài bạch, Thiên Tướng là "ấn tinh" thủ sự nghiệp, Liêm Trinh lại chủ về là người có tài năng, thêm vào đó, đối cung có Thất Sát xung phong hãm trận, đúng là người có thể công mà cũng có thể thủ, có thế ở trong trướng mà quyết thắng ngàn dặm.
Nhưng khi các sao hữu lực tập trung quá nhiều lại dễ gây ra biến hóa thay đổi. Tử Vi độc đoán, Thiên Phủ vững vàng; Tử Vi quyết đoán, Thiên Phủ không có chủ kiến; hai sao này đều là chủ tinh mà cùng ở một cung, sẽ dễ xảy ra tình hình kềm chế lẫn nhau.
Cần nói thêm, do cát tinh đều tập trung ở tam phương tứ chính, nên các cung còn lại sẽ chỉ còn một số sao vô lực hoặc không cát tường, do đó đại hạn và lưu niên mà đến cung này, so với cung mệnh, các sao vô lực thường thường sẽ sinh ra tình huống "mệnh tốt mà vận xấu", khiến mệnh tạo sẽ cảm thấy "tâm so với trời cao, mà thân thì thấp hèn".
Cho nên cuộc đời có được hưởng phúc nhiều hay không, còn phải xem sự phối hợp của tứ sát tính và lục cát tinh mà định. Người có mệnh là "Tử Vi và Thiên Phủ đồng cung", rất ưa được Lộc Tồn đồng cung hoặc ở đối cung. Đây cũng là vì hai sao Tử Vi và Thiên Phủ không "Hóa Lộc", cho nên đặc biệt thích Lộc Tồn.
"Tử Vi, Tham Lang" đồng cung, có phải là "Đào hoa phạm chủ" không?
Cổ ca "Thái Vi phú" nói: "Đào hoa phạm chủ là cực dâm". Nói "Đào hoa phạm chủ" tức là Tham Lang và Tử Vi đồng cung. Tình hình này chỉ xảy ra ở hai cung Mão hoặc Dậu.
Nếu hội các sao Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Tài, Bác Sĩ, ngoài việc khéo giao tế ra, nhất định còn có thú vui "phong lưu thi tửu", hoặc tính thông âm nhạc. Liễu Vĩnh, một thi nhân đời Tông có tính phong lưu, là người có Tham Lang tọa mệnh.
Lúc Tử Vi tọa mệnh mà gặp Tham Lang, bản chất khéo giao tế và tính phong lưu thi tửu sẽ vì vậy mà thường hơi tự tư, ích kỉ, dễ biến thành chìm đắm trong hưởng thụ nhục dục. Cho nên, ở đây thực ra chỉ là kết quả của việc hai sao Tử Vi và Tham Lang gặp nhau.
Do đó, người có "Tử Vi, Tham Lang" tọa mệnh nếu phát triển theo con đường chính thì sẽ có thành tựu, có thể trở thành văn học gia hoặc nghệ thuật gia, nói "phong lưu mà không hạ lưu" là như vậy.
Có thể phát triển theo con đường chính hay không các sao hội hợp có liên quan. Nếu gặp phải Kình Dương, phá hoại, khiến tính chất văn nghệ của Tham Lang sẽ hướng hạ lưu. Ví dụ như thích xem tranh ảnh khiêu dâm, dâm khúc, thích xem tiểu thuyết sắc tình, tính thích phe tửu sẽ vì vậy mà biến thành quê mùa hạ lưu. Lúc này phát triển theo con đường chính sẽ rất khó. Nếu hội hợp với cá Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụi hoặc hội hợp với các sao chủ về kỉ luật như Hóa Kị, sao Hình thì phát triển theo con đường chính sẽ dễ hơn.
"Tử Vi, Phá Quân" thủ mệnh, vì người khác mà bôn ba
Nếu Tử Vi ở hai cung Sửu hoặc Mùi, ắt sẽ cùng mệnh với Phá Quân. Luận đoán phối hợp, phải là không tệ bởi vì Tử Vi là đế tọa, Phá Quân thì có "uy quyền", hai sao phối hợp sức mạnh đột phá và thanh thế dữ dội.
Cung mệnh như vậy rất ưa gặp Lộc Tồn. Người tọa mệnh ở cung Sửu, sinh năm Bính, cung sự nghiệp sẽ gặp sao lộc, người sinh năm Tân, cung tài bạch sẽ gặp sao lộc. Người tọa mệnh ở cung năm Nhâm, cung sự nghiệp sẽ gặp sao lộc; sinh năm Ất cung tài bạch sẽ gặp sao lộc, chủ về có sự trợ giúp cho toàn bộ. Nhưng vẫn lấy trường hợp gặp sao lộc ở cung sự nghiệp lợi về phát triển trong chính giới, hoặc làm việc trong cơ cấu công cộng. Nếu gặp sao lộc ở cung tài bạch, tuy kinh doanh làm ăn phát đạt, nhưng khó tránh phải gặp sóng gió, trắc trở. Vì Phá Quân vẫn tồn tại một lực xung kích, mà biến động phải lớn, thậm chí thường thường khi ra một quyết định ảnh hưởng đến mệnh vận một đời, tuy có Tử Vi quản chế, tránh vất vả, nhất là chủ về nhiều lo toan nghĩ ngợi.
Nếu như hội hợp với sát tinh, thì tình trạng lo toan sẽ thiên về bản thân, ích kỉ, mà còn thường cậy quyền thế để được mục đích của bản thân. Cho nên cổ thư cho rằng mệ tôi thần bất trung, là con trai bất hiếu". Nhưng nếu hội họp trợ tinh, như Tả Phụ, Hữu Bật, sẽ chủ về là người thẳng thắn, có tư chất lãnh đạo, có thể làm công tác lãnh đạo trong công ti lớn hoặc nhà nước.
Thời cổ đại cho rằng, thương nhân nhất định phải là người giảo hoạt, nên người xưa nói, "Tử Vi, Phá Quân" thủ mệnh gặp Kình Dưong, Đà La, thích hợp kinh doanh làm ăn. Thực ra người có mệnh cục loại này, vẫn có mặt "chính trực" của họ, ở thời đại chưa chắc thích hợp phát triển trong giới thương nghiệp, trừ phi người này kinh doanh theo phương thức có tính sáng tạo, phát minh.
Phàm là người có "Tử Vi, Phá Quân" thủ mệnh, thường có thể kiêm nhiều chức vụ, hoặc đồng thời làm hai nghề. Tuy có cảm giác mệt mỏi, nhưng họ lại lấy sự bận rộn, vất vả làm sự hưởng thụ. Do đó nếu như các sao của cung phu thê không tốt, người có mệnh cục loại này, duyên phận vợ chồng cũng sẽ có khiếm khuyết, đây là nhược điểm của họ.
"Tử Vi, Thiên Tướng" đối Phá Quân, có kĩ năng đặc thù
Tử Vi Đẩu Số toàn thư nói: "Tử Vi gặp Phá Quân ở bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi "là tôi thần bất trung, là con trai bất hiếu".
Câu này biểu hiện rõ ràng cổ nhân cho rằng phối hợp "Tử Vi, Phá Quân" là không lành.
Tử Vi ở hai cung Thìn hoặc Tuất, ắt sẽ có Thiên Tướng cùng thủ tọa, ở đôi cung ắt sẽ gặp Phá Quân. Chiếu theo thuyết của cổ nhân, dường như cho rằng "Tử Vi, Phá Quân" đồng cung thì tốt hơn "Tử Vi, Thiên Tướng" tương xung Phá Quân; bởi vì "Tử Vi, Phá Quân tọa mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, thêm sao cát, rất phú quý", còn "Tử Vi ở hai cung Thìn hoặc Tuất gặp Phá Quân, là vua tôi bất nghĩa, giàu mà không sang, có hư danh", rõ ràng ở hai cung Thìn hoặc Tuất là không bằng ở hai cung Sửu hoặc Mùi.
Tại sao đồng cung lại tốt hơn ở đôi cung?
Then chốt của vấn đề có hai điểm:
- Một là, Thìn và Tuất là "Thiên La, Địa Võng". Tử Vi bị khốn trong "Thiên La, Địa Võng", giảm bớt sức mạnh "chế hóa" Phá Quân.
- Hai là, Thiên Tướng là sao giữ "ấn", tính cách cẩn trọng, trở thành sao bạn của Tử Vi, về phương diện tính cách cũng có tác dụng thoái lui, giảm bớt lực "chế hóa" của Tử Vi đối với Phá Quân.
Do đó phàm là người có Tử Vi thủ mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất, sẽ có nhược điểm về tính cách, bản thân thích mạo hiểm, nhưng lại xúi người khác xung phong đi đầu, rồi bản thân mới chịu tiến tới.
Tính cách này, cổ nhân nói là "vua tôi bất nghĩa". Phân tích cho thấy, đây là ảnh hưởng của Phá Quân và Thiên Tướng đối với Tử Vi.
Người có mệnh cục phối hợp loại này, rất ưa Phá Quân hoặc cung mệnh gặp sao lộc, bất kể Hóa Lộc hay Lộc Tồn đều được, có sao lộc thì có thể kềm chế Phá Quân, khiến tính mạo hiểm và lực phá hoại của nó giảm bớt.
Cũng ưa có Tả Phụ hoặc Hữu Bật đổng cung với Tử Vi (cho nên lợi cho người sinh vào tháng 1, tháng 7); bởi vì Tả Phụ, Hữu Bật có thể làm mạnh thêm lực chế hóa của Tử Vi đối vói Phá Quân. Có điều, lúc này cũng sẽ làm mạnh thêm tính cách độc đoán, độc hành của Tử Vi, vì vậy biếu hiện cá tính mạnh mẽ, hỉ nộ tùy ý.
Nhưng người có "Tử Vi, Thiên Tướng" thủ mệnh gặp Phá Quân, ắt sẽ có kĩ năng đặc thù, trong đời cũng sẽ có một hai lần gặp vận may đặc biệt, đây là đặc điểm của mệnh cục này.
Mệnh cách "Tử Vi, Thất Sát", tay trắng làm nên
Tử Vi thủ mệnh ở hai cung Tị hoặc Hợi, ắt sẽ đồng độ với Thất Sát. Cổ nhân đánh giá cách cục "Tử Vi, Thất Sát" rằng: "Tử Vi, Thất Sát Hóa Quyền, thì cát tường"; "Tử Vi, Thất Sát thêm sao không, chủ về có hư danh hưởng phúc ấm"; "Tử Vi, Thất Sát đồng cung, gặp tứ sát tinh là không quý, chủ về cô độc, hình thương."
Thất Sát và Phá Quân trong Đẩu Số tuy cùng thuộc loại sao "thượng tướng", nhưng tính chất lại có phân biệt.
Thất Sát thuộc âm kim, mang hỏa khí, Phá Quân thì thuộc âm thủy. Cho nên Thất Sát mang sát khí, còn Phá Quân thì có lực phá hoại. Vì vậy Thất Sát chủ về biến động, không biến động thì thôi, sẽ vĩnh viễn không biến động, còn đã biến động thì sẽ biến động lớn mà còn lâu dài; Phá Quân cũng chủ về biến động, nhưng biến động nhiều lần một cách bất thường, và rất hao tổn nguyên khí, có khuynh hướng phá hoại.
"Tử Vi, Thất Sát" phối hợp, cũng giống như Tống Giang và Lâm Xung, còn "Tử Vi, Phá Quân" phối hợp, thì giống như Tống Giang và Lí Quỳ, trong Thủy Hử truyện.
Do đó người có "Tử Vi, Phá Quân" thủ mệnh, cuộc đời có ít nhiều kịch tính; còn người "Tử Vi, Thất Sát" thủ mệnh, lại có khí khái đường đường.
Thông thường, người "Tử Vi, Thất Sát" thủ mệnh có năng lực khai sáng, có thể tay trắng làm nên, không sợ khốn khó, thậm chí khốn khó càng lớn thì "sức khai sáng" cũng càng lớn, phát đạt thì càng rực rỡ. Xét từ phương diện tính cách, người có mệnh cục loại này nhất định có cá tính mạnh, không chịu phục tùng. Vì vậy người có mức độ giáo dục khác nhau, tuy cùng một mệnh cục, vẫn có biểu hiện cực kì khác nhau. Có người sáng lập được sự nghiệp, cũng có người chỉ là kẻ hung hăng ờ chốn chợ búa.
Cho nên "Tử Vi, Thất Sát" đồng cung, điều tối quan trọng là xem sự phối hợp của hai sao Văn Xương, Văn Khúc; và cung phụ mẫu gặp cát tinh hay là sát tinh, những điều này đều quan hệ đến cơ hội được giáo dục của mệnh tạo.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét